Bí quyết của Đức Anh để có được công việc mơ ước tại Amazon?

Trong tháng vừa qua, CoderSchool đã vui mừng nhận được tin bạn học viên Đức Anh ở khóa Full-stack Web Development nhận được công việc ở Amazon trước khi khóa học kết thúc.

Sau đây là chia sẻ của Đức Anh, một học viên năng nổ ở CoderSchool và có niềm đam mê lớn với lập trình, về kinh nghiệm của mình trong việc “đầu quân” cho một tập đoàn công nghệ lớn.

Mối quan hệ là điều rất quan trọng trong khâu tuyển dụng ở công ty lớn

Theo kinh nghiệm của mình, đối với vị trí entry/junior level ở công ty công nghệ lớn thì tỉ lệ được gọi sau khi nộp hồ sơ trên web tuyển dụng khá thấp vì phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên. CV của mình qua được vòng sàng lọc là nhờ mình có người quen đang làm ở Amazon giới thiệu.

Vì thế, theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn đang muốn ứng tuyển ở một tập đoàn lớn như Amazon thì nên ưu tiên internal referral, rồi sau đó đến trực tiếp liên lạc với người tuyển dụng qua email/ Linked-in, cuối cùng mới đến phương thức nộp CV “chay” qua web tuyển dụng. Để tìm kiếm thông tin tuyển dụng thì mục r/cscareerquestions trên Reddit hay app Blind là những nguồn thông tin tốt nếu mình nhắm vào thị trường việc làm nước ngoài.

Cách xây dựng hồ sơ để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Khi xây dựng profile để nộp vào công ty “big tech”, mình cố gắng có nhiều kinh nghiệm trong ngành bằng cách đi thực tập, tham gia nghiên cứu ở trường hoặc thực hiện nhiều dự án riêng để chứng tỏ năng lực và đam mê của mình trong việc lập trình. Tuy nhiên, ở những công ty lớn, phòng nhân sự có rất nhiều hồ sơ để sàng lọc nên họ sẽ không quá chú ý vào website cá nhân hay dự án của từng ứng viên, nên mình nghĩ điểm mấu chốt là phải tạo dựng mối quan hệ.

Nếu bạn may mắn được một người quen giới thiệu thì có thể xem như bạn đã vượt qua được một cửa ải khó khăn. Còn những dự án cá nhân của bạn sẽ là điểm cộng lớn hơn trong vòng phỏng vấn cuối, vì bạn sẽ được hỏi nhiều hơn về kinh nghiệm trong vòng này.

Nộp CV chỉ là điểm khởi đầu

Sau khi qua được vòng sàng lọc CV thì mình được gửi một coding challenge là 2 câu có độ khó trung bình trên HackerRank. Sau khi hoàn thành thì phòng Nhân Sự của Amazon gọi điện và hỏi mình một số câu hỏi tình huống. Sau đó 2 ngày, họ tiếp tục gửi email hẹn phỏng vấn virtual on-site.

Thường thì vòng cuối sẽ được diễn ra tại văn phòng Amazon nhưng vì lý do dịch bệnh nên chuyển thành online. Hôm ấy, mình trải qua 3 vòng phỏng vấn, mỗi vòng 1 tiếng. Cấu trúc của mỗi vòng là 20 phút hỏi câu hỏi ứng xử và 30 phút lập trình với độ khó ở mức trung bình trên Leetcode. Sau đó 5 ngày, mình nhận được offer letter. Cả quá trình tuyển dụng của mình kéo dài khoảng một tháng rưỡi.

CoderSchool đã giúp được gì cho mình trong việc có được công việc ở Amazon?

Việc học ở CoderSchool đã giúp mình rất nhiều trong lúc trả lời câu hỏi tình huống trong buổi phỏng vấn. Thông thường, họ sẽ hỏi về những trải nghiệm trong việc làm dự án với team để đánh giá về khả năng làm việc nhóm cũng như lãnh đạo của ứng viên.

Ở CoderSchool, mình được làm việc nhóm khá nhiều nên kỹ năng làm việc nhóm được cải thiện và có nhiều trải nghiệm hơn để trả lời phỏng vấn. Ngoài việc học chuyên môn, CoderSchool cũng giúp mình xây dựng những mối quan hệ có lợi cho sự nghiệp của mình. Team Outcome của CoderSchool và cộng đồng cựu học viên CoderSchool đã và đang đem đến rất nhiều cơ hội cho các bạn đang theo học.

Trải Nghiệm Học Online Tại CoderSchool

More Articles

Data Science

07 Tips để trở thành Data Analyst cho dân trái ngành trong 6 tháng

Bạn đang ở trong một ngành nào đó và muốn chuyển đổi sự nghiệp để trở thành một Data Analyst? Không cần phải sợ, vì đây là một bước chuyển đổi có thể thực hiện được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết về cách trở thành một Data Analyst, ngay cả khi bạn không có nền tảng kỹ thuật ban đầu. Hãy cùng khám phá cách bạn có thể tiến bước vào lĩnh vực phân tích dữ liệu và phát triển sự nghiệp mới của mình.
Data Science

Data Science là gì? Làm sao để làm việc trong ngành Data Science ?

Gần đây, Data Science là cụm từ được nhắc đến khá nhiều, và nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành Data Science cũng rất lớn. Vậy bạn có biết Data Science là gì không? Làm sao để làm việc trong ngành Data Science? Nếu không thì hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nào.
Full-Stack Development

Cách học lập trình web dành cho người mới bắt đầu

Học lập trình web - Lập trình viên là một nghề vô cùng hot trong các ngành nghề hiện nay, là nghề được rất nhiều người mong muốn làm việc. Chính vì vậy nhu cầu học lập trình web ngày nay càng tăng cao. Thấu hiểu được nhu cầu đó, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách học lập trình web và một vài kinh nghiệm dành cho người mới bắt đầu học.

Bí quyết của Đức Anh để có được công việc mơ ước tại Amazon?

Trong tháng vừa qua, CoderSchool đã vui mừng nhận được tin bạn học viên Đức Anh ở khóa Full-stack Web Development nhận được công việc ở Amazon trước khi khóa học kết thúc.

Sau đây là chia sẻ của Đức Anh, một học viên năng nổ ở CoderSchool và có niềm đam mê lớn với lập trình, về kinh nghiệm của mình trong việc “đầu quân” cho một tập đoàn công nghệ lớn.

Mối quan hệ là điều rất quan trọng trong khâu tuyển dụng ở công ty lớn

Theo kinh nghiệm của mình, đối với vị trí entry/junior level ở công ty công nghệ lớn thì tỉ lệ được gọi sau khi nộp hồ sơ trên web tuyển dụng khá thấp vì phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên. CV của mình qua được vòng sàng lọc là nhờ mình có người quen đang làm ở Amazon giới thiệu.

Vì thế, theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn đang muốn ứng tuyển ở một tập đoàn lớn như Amazon thì nên ưu tiên internal referral, rồi sau đó đến trực tiếp liên lạc với người tuyển dụng qua email/ Linked-in, cuối cùng mới đến phương thức nộp CV “chay” qua web tuyển dụng. Để tìm kiếm thông tin tuyển dụng thì mục r/cscareerquestions trên Reddit hay app Blind là những nguồn thông tin tốt nếu mình nhắm vào thị trường việc làm nước ngoài.

Cách xây dựng hồ sơ để “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Khi xây dựng profile để nộp vào công ty “big tech”, mình cố gắng có nhiều kinh nghiệm trong ngành bằng cách đi thực tập, tham gia nghiên cứu ở trường hoặc thực hiện nhiều dự án riêng để chứng tỏ năng lực và đam mê của mình trong việc lập trình. Tuy nhiên, ở những công ty lớn, phòng nhân sự có rất nhiều hồ sơ để sàng lọc nên họ sẽ không quá chú ý vào website cá nhân hay dự án của từng ứng viên, nên mình nghĩ điểm mấu chốt là phải tạo dựng mối quan hệ.

Nếu bạn may mắn được một người quen giới thiệu thì có thể xem như bạn đã vượt qua được một cửa ải khó khăn. Còn những dự án cá nhân của bạn sẽ là điểm cộng lớn hơn trong vòng phỏng vấn cuối, vì bạn sẽ được hỏi nhiều hơn về kinh nghiệm trong vòng này.

Nộp CV chỉ là điểm khởi đầu

Sau khi qua được vòng sàng lọc CV thì mình được gửi một coding challenge là 2 câu có độ khó trung bình trên HackerRank. Sau khi hoàn thành thì phòng Nhân Sự của Amazon gọi điện và hỏi mình một số câu hỏi tình huống. Sau đó 2 ngày, họ tiếp tục gửi email hẹn phỏng vấn virtual on-site.

Thường thì vòng cuối sẽ được diễn ra tại văn phòng Amazon nhưng vì lý do dịch bệnh nên chuyển thành online. Hôm ấy, mình trải qua 3 vòng phỏng vấn, mỗi vòng 1 tiếng. Cấu trúc của mỗi vòng là 20 phút hỏi câu hỏi ứng xử và 30 phút lập trình với độ khó ở mức trung bình trên Leetcode. Sau đó 5 ngày, mình nhận được offer letter. Cả quá trình tuyển dụng của mình kéo dài khoảng một tháng rưỡi.

CoderSchool đã giúp được gì cho mình trong việc có được công việc ở Amazon?

Việc học ở CoderSchool đã giúp mình rất nhiều trong lúc trả lời câu hỏi tình huống trong buổi phỏng vấn. Thông thường, họ sẽ hỏi về những trải nghiệm trong việc làm dự án với team để đánh giá về khả năng làm việc nhóm cũng như lãnh đạo của ứng viên.

Ở CoderSchool, mình được làm việc nhóm khá nhiều nên kỹ năng làm việc nhóm được cải thiện và có nhiều trải nghiệm hơn để trả lời phỏng vấn. Ngoài việc học chuyên môn, CoderSchool cũng giúp mình xây dựng những mối quan hệ có lợi cho sự nghiệp của mình. Team Outcome của CoderSchool và cộng đồng cựu học viên CoderSchool đã và đang đem đến rất nhiều cơ hội cho các bạn đang theo học.

Trải Nghiệm Học Online Tại CoderSchool

More Articles

Data Science

07 Tips để trở thành Data Analyst cho dân trái ngành trong 6 tháng

Bạn đang ở trong một ngành nào đó và muốn chuyển đổi sự nghiệp để trở thành một Data Analyst? Không cần phải sợ, vì đây là một bước chuyển đổi có thể thực hiện được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết về cách trở thành một Data Analyst, ngay cả khi bạn không có nền tảng kỹ thuật ban đầu. Hãy cùng khám phá cách bạn có thể tiến bước vào lĩnh vực phân tích dữ liệu và phát triển sự nghiệp mới của mình.
Data Science

Data Science là gì? Làm sao để làm việc trong ngành Data Science ?

Gần đây, Data Science là cụm từ được nhắc đến khá nhiều, và nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành Data Science cũng rất lớn. Vậy bạn có biết Data Science là gì không? Làm sao để làm việc trong ngành Data Science? Nếu không thì hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nào.
Full-Stack Development

Cách học lập trình web dành cho người mới bắt đầu

Học lập trình web - Lập trình viên là một nghề vô cùng hot trong các ngành nghề hiện nay, là nghề được rất nhiều người mong muốn làm việc. Chính vì vậy nhu cầu học lập trình web ngày nay càng tăng cao. Thấu hiểu được nhu cầu đó, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách học lập trình web và một vài kinh nghiệm dành cho người mới bắt đầu học.

Are you ready to start your journey into the Tech industry?

Schedule a career opportunity consultation with CoderSchool

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.